Keo PU Foam chống thấm là gì? Cách sử dụng như thế nào?

Khi nhắc tới các loại vật liệu chống thấm tốt nhất, bạn không thể bỏ qua keo Foam chống thấm. Sản phẩm này được nhiều nhà thầu tin dùng bởi sự tiện lợi và khả năng chống thấm hiệu quả. Nếu bạn cũng đang muốn tìm hiểu sâu về keo foam chống thấm thì nhất định đừng bỏ qua bài viết dưới đây của chúng tôi nhé.

Keo PU Foam chống thấm là gì?

Keo PU Foam chống thấm hay còn được biết tới với tên gọi “keo trương nở” là một loại chất liệu chống thấm có chứa nhiều hợp chất khác nhau như polyol, isocyanate, chất tạo bọt,…trong thành phần.

Keo Pu Foam Chong Tham

Khi có sự tác động của máy phun cao áp chuyên dụng, các thành phần trong foam chống thấm sẽ hòa quyện với nhau và tạo nên một lớp bọt xốp siêu nhẹ, không mùi. Màu sắc của lớp bọt xốp này có thể khác nhau phụ thuộc vào từng sản phẩm. Một số màu thường gặp là trắng ngà, đỏ và xanh.

Tính đàn hồi và độ dẻo của keo PU Foam được đánh giá rất tốt. Đặc biệt, loại keo này còn không hòa tan trong nước. Đây chính là lý do keo Foam được sử dụng rất nhiều trong công đoạn chống thấm cho các công trình.

Ưu điểm của phương pháp chống thấm bằng keo Foam

Dù chống thấm bằng keo Foam có kỹ thuật thi công khá phức tạp. Tuy nhiên nó vẫn được ưa chuộng nhờ sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội so với các phương pháp chống thấm khác:

  • Áp dụng được trên nhiều loại bề mặt khác nhau: Tốc độ hóa cứng của keo Foam rất nhanh. Do đó, loại vật liệu này có thể sử dụng để phun trên hầu hết các bề mặt như trần, tường nhà; các vách ngăn, mái nhà,… Đồng thời, keo Foam cũng có độ tương thích với nhiều loại chất liệu như nhôm, thép, bê tông, gỗ,…
  • Giúp tăng độ bền của vật liệu: Thử nghiệm thực tế cho thấy, khi sử dụng keo PU Foam để chống thấm có thể giúp tăng độ bền của vật liệu lên tới 300%. Nhờ đó, độ bền và công năng sử dụng của các công trình cũng được đảm bảo trong nhiều năm.
  • Đa dạng công năng: Bên cạnh khả năng chống lại sự xâm nhập của nước, lớp chống thấm tạo thành từ keo PU Foam còn có khả năng cách nhiệt giúp cho các công trình ấm áp vào mùa đông và mát mẻ hơn trong mùa hè. Ngoài ra, keo Foam còn có khả năng ngăn chặn các loại sâu bọ, côn trùng và nguy cơ nấm mốc,..
  • Giảm thiểu chi phí bảo dưỡng: Chi phí đầu tư keo chống thấm PU Foam có thể đắt hơn các loại vật liệu khác nhưng bù lại khi sử dụng giải pháp chống thấm này, bạn sẽ giảm thiểu được chi phí bảo dưỡng trong suốt quá trình sử dụng.
  • Khả năng phòng chống cháy, nổ: Keo PU Foam có đặc tính hàn. Vì thế, khi xảy ra cháy nổ, chất liệu này góp phần làm giảm mức độ lây lan của ngọn lửa.

18

Cách sử dụng keo PU Foam chống thấm như thế nào?

Trên thực tế, quy trình chống thấm bằng keo PU Foam khá phức tạp. Bởi vì, trước khi tiến hành chống thấm, bạn bắt buộc phải nắm rõ nguyên lý hoạt động cũng như tính chất của sản phẩm này.

17

Khi tiếp xúc với môi trường nước, keo Foam sẽ nở ra và bịt kín các kẽ hở, không cho nước xâm nhập vào. Nhờ đó, ngăn ngừa nguy cơ xuống cấp và hư hỏng của các bề mặt.

Xem thêm: Các loại keo chống thấm tốt nhất

Về cơ bản, quy trình chống thấm bằng keo Foam bao gồm các bước sau:

  • Bước 1: Bạn vệ sinh thật sạch các vết nứt hoặc kẽ hở trên bề mặt cần chống thấm. Bề mặt chống thấm được chuẩn bị càng tốt và sạch sẽ thì hiệu quả chống thấm bằng keo PU Foam sẽ càng cao.
  • Bước 2: Dùng máy bơm chuyên dụng trong xây dựng để đưa keo Foam vào sâu bên trong các kẽ hở và vết nứt hoặc phun keo phủ đều lên các bề mặt. Lớp chống thấm tạo thành từ keo Foam có độ dày từ 15 – 50cm.
  • Bước 3: Chờ khoảng 15 phút để keo Foam phản ứng và lấp đầy các bề mặt. Sau đó, tiếp tục phun 1 lớp Urethane lên trên để hoàn thiện quá trình chống thấm.

Ngoài công dụng chống thấm, keo PU Foam còn được ứng dụng cho nhiều hoạt động khác như lắp ghép các tấm Panel lạnh, làm tường cách nhiệt, cách âm,..

Lưu ý:

  • Kiểm tra bề mặt trong những ngày tiếp theo để xem hiệu quả chống thấm. Nếu vẫn còn bị thấm, nên thực hiện bơm keo Foam tiếp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu.
  • Sau khi hoàn thành công đoạn chống thấm bằng PU Foam, bạn nên dùng bình xịt nước hoặc dầu chống rỉ sét vệ sinh súng bắn keo để phục vụ các lần sử dụng tiếp theo.
  • Nếu không có kinh nghiệm trong việc thi công keo PU Foam chống thấm, các bạn nên lựa chọn đơn vị chống thấm chuyên nghiệp để đảm bảo hiệu quả chống thấm tốt nhất.

Trên đây là toàn bộ các thông tin về keo Foam chống thấm cũng như cách thức thi công loại vật liệu này. Hy vọng bài viết này đã mang đến thêm một giải pháp chống thấm bền đẹp và hiệu quả cho các công trình của bạn.