Hố thang máy thường đặt ở vị trí thấp nhất của tòa nhà nên rất bị thấm bởi nguồn nước ngầm. Do vậy mà hoạt động chống thấm hố thang máy cần phải được thực hiện bài bản, đúng kỹ thuật để đảm bảo hiệu quả cao.
Có 3 phương pháp chống thấm hố thang máy được áp dụng phổ biến hiện nay là dùng màng chống thấm, phun thẩm thấu và vật liệu gốc xi măng.
Các bước thực hiện chống thấm hố thang máy
Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
Với bất kỳ hạng mục nào cần chống thấm thì bề mặt cũng phải được xử lý kỹ lưỡng để tăng độ bám dính của vật liệu chống thấm, đảm bảo hiệu quả chống thấm triệt để.
Yêu cầu bề mặt sàn và tường của hố thang máy là phải đặc chắc, không bám dính bụi bẩn, tạp chất, vữa thừa, không có những vết chân chim hay vết nứt. Nếu có vữa thừa bám trên bề mặt cần phải được đục bỏ. Các vết nứt và chân chim cần được bơm keo chuyên dụng. Có thể sử dụng máy đánh sàn để tạo độ nhám cho bề mặt.
Bước 2: Xử lý chống thấm
Mỗi phương pháp chống thấm hố thang máy sẽ có kỹ thuật thi công riêng biệt.
-
Chống thấm hố thang máy bằng màng chống thấm
+ Đo và cắt màng chống thấm phù hợp với diện tích bề mặt cần thi công. Lưu ý: các mép nối chồng lấn lên nhau 50mm- 60mm. Vị trí chân tường cần được cắt dán màng lên cao từ 200 – 250mm.
+ Bề mặt sau khi được vệ sinh sạch sẽ, thực hiện quét một lớp Primer cho toàn bộ mặt sàn và tường khu vực hố thang máy để tăng độ bám dính.
+ Tiến hành trải màng lên bề mặt thi công và sử dụng đèn khò gas để khò màng, làm chất bitum trên bề mặt màng tan chảy giúp màng bám dính chắc vào bề mặt bê tông.
+ Tiếp tục cán một lớp vữa giúp bảo vệ lớp màng chống thấm.
+ Cuối cùng, chờ vữa khô rồi ghép cốp pha để đổ bê tông hố Pit. Sau khi tháo cốp pha, thực hiện quét thêm một lớp chống thấm Primer.
-
Phun thẩm thấu chống thấm hố thang máy
+ Sau khi bề mặt đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, dùng máy phun nước để làm ẩm bề mặt (chú ý không được để đọng nước).
+ Trộn hỗn hợp chống thấm theo đúng tỷ lệ nhà sản xuất hướng dẫn.
+ Tiến hành phun hỗn hợp chống thấm lên toàn bộ bề mặt hố thang máy, độ dày 2 – 3mm.
+ Sau 4 – 6 tiếng, tiếp tục phun lớp thứ 2 để đảm bảo bề mặt hố Pid đã được phủ đều.
+ Cuối cùng trát 1 lớp vữa để bảo vệ bề mặt chống thấm.
-
Chống thấm hố thang máy bằng vật liệu gốc xi măng
+ Bề mặt sau khi chuẩn bị tiến hành phun tạo ẩm.
+ Tiến hành pha trộn hóa chất chống thấm gốc xi măng theo định mức nhà sản xuất hướng dẫn.
+ Thi công vật liệu chống thấm gốc xi măng lên trên bề mặt bằng chổi cọ bình phun hoặc bàn chà.
+ Nên thi công 2 lớp lên để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Mỗi lớp sản phẩm cách nhau từ 2 – 4h.
Bước 3: Ngâm thử nước và nghiệm thu
Sau khi hoàn tất chống thấm, đơn vị thi công sẽ tiến hành bơm nước vào và ngâm thử nước trong 24h để kiểm tra khả năng chống thấm.
Nếu xuất hiện tình trạng thấm cần kịp thời xử lý để đảm bảo hiệu quả chống thấm tối ưu. Nếu đạt khả năng chống thấm tốt thì thực hiện nghiệm thu và bàn giao công trình cho khách hàng.
Những lưu ý quan trọng khi chống thấm hố thang máy
Ngoài áp dụng đúng phương pháp và thi công đúng kỹ thuật thì các bạn còn phải lưu ý đến một số vấn đề sau khi chống thấm hố thang máy:
- Thực hiện chống thấm hố thang máy ngay từ khi bắt đầu xây dựng (hạng mục chưa bị thấm) để đạt hiệu quả chống thấm tối ưu.
- Tính toán độ rung của máy, động cơ,…đảm bảo hố thang máy chịu được va đập, rung lắc mà không làm giảm khả năng chống thấm.
- Có thể thi công chống thấm thuận hoặc chống thấm ngược tùy vào hiện trạng công trình.
Trên đây là chia sẻ các phương pháp chống thấm hố thang máy và những lưu ý trong quá trình thi công.
Vốn là 1 trong những hạng mục dễ bị thấm nhất. Vậy nên việc chống thấm hố thang máy cần phải được thực hiện bài bản và kỹ lưỡng để giữ công trình luôn bền vững và thang máy hoạt động ổn định lâu dài.