Khi xây dựng hồ cá, chống thấm là một trong những công việc bắt buộc. Bởi nó quyết định chất lượng và giá trị thẩm mỹ của hồ cá. Cùng tìm hiểu 6 cách chống thấm hồ cá, bể cá xi măng hiệu quả tối ưu, bền đẹp với thời gian.
Những lợi ích khi chống thấm cho hồ cá cảnh
Chống thấm cho hồ cá cảnh mang lại nhiều lợi ích cho cá nuôi trong hồ, đồng thời nâng cao giá trị thẩm mỹ của hồ cá và khu vực xung quanh hồ, cụ thể:
– Đảm bảo môi trường nước an toàn cho cá, hạn chế sự hình ảnh của rong rêu và ẩm mốc.
– Giúp công tác vệ sinh hồ cá thuận tiện và dễ dàng hơn, tránh sự bám cặn của bụi bẩn và chất thải của cá.
– Chống thấm giúp nước hồ cá xi măng không bị rò rỉ nước và thấm ra bên ngoài, gây mất vệ sinh và thiếu thẩm mỹ môi trường xung quanh hồ cá.
– Kéo dài tuổi thọ của hồ cá nhờ cơ chế chống được áp lực nước từ vật liệu chống thấm, tránh xảy ra tình trạng nứt gãy thành bể, đáy bể. Bể cá bền hơn, đồng nghĩa với việc chúng ta tiết kiệm được thời gian, công sức và tiền bạc cho việc tu sửa hồ cá.
– Làm nổi bật vẻ đẹp của cá trong hồ.
Cách chống thấm hồ cá cảnh xi măng tốt nhất hiện nay là gì?
Hiện nay, có nhiều cách xử lý hồ cá bị thấm nước khác nhau. Mỗi cách đều mang những ưu nhược điểm riêng biệt. Dưới đây, chúng tôi tổng hợp 5 phương pháp chống thấm bể cá cảnh mang lại hiệu quả vượt trội và được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Màng nhũ tương chống thấm đàn hồi Polycoat
Polycoat là vật liệu chống thấm có khả năng cách nhiệt. Polycoat được đánh giá là phù hợp với điều kiện thời tiết và khí hậu nhiệt đới gió mùa ở Việt Nam nhờ khả năng co dãn cao.
Quy trình chống thấm bằng Polycoat không quá phức tạp, gồm các bước sau:
Bước 1: Làm sạch khu vực cần chống thấm
Loại bỏ vật chất dư thừa như vụn vữa bê tông, bụi bẩn, rác… là điều cần thiết để vật liệu chống thấm bám dính tốt trên bề mặt. Có thể dùng chổi, đục, máy hút bụi công nghiệp để vệ sinh.
Bước 2: Trát vữa xi măng gốc
Màng xi măng này là lớp đóng vai trò tiếp nhận màng chống thấm bể cá cảnh. Trát một lớp vữa xi măng với độ cao khoảng 1cm đến 2cm làm bề mặt cho hồ cá.
Bước 3: Phun lớp lót chống thấm
Trộn Polycoat nguyên chất với 20% nước sạch để pha loãng Polycoat. Khuấy đều rồi phun hoặc lăn đều dung dịch lên bề mặt đáy bể và thành bể.
Bước 4: Sơn chống thấm bể cá bằng Polycoat
Quét một lớp Polycoat lên toàn bộ bề mặt bể cá. Đợi lớp Polycoat đầu tiên khô (thông thường khoảng 4 đến 6 tiếng đồng hồ sẽ khô hoàn toàn) thì tiến hành sơn lớp Polycoat thứ hai chồng lên lớp thứ nhất.
Bước 5: Kiểm tra hiệu quả chống thấm
Đợi lớp Polycoat khô hoàn toàn, tiến hành bơm nước vào hồ để kiểm tra hiệu quả chống thấm.
Chống thấm bằng màng tự dính
Cách chống thấm bể cá cảnh bằng màng tự dính được đánh giá cao bởi nó mang lại nhiều ưu điểm, điển hình như:
– Màng tự dính không cần phải khò nóng, tự bản thân nó có thể bám dính tốt trên bề mặt bê tông.
– Loại màng này không kén vật liệu nền thi công, dù là vật liệu gì cũng có thể bám dính tốt, hơn nữa hiệu quả chống thấm rất cao.
– Thời gian thi công nhanh so với các vật liệu chống thấm khác.
Nhược điểm duy nhất của màng chống thấm tự dính là khó thi công ở các mép nối, góc cạnh hẹp hay khu vực thi công không bằng phẳng. Ở những vị trí này, người thợ thi công phải có kỹ thuật chuyên môn cao thì hiệu quả chống thấm mới được đảm bảo.
Quy trình thực hiện như sau:
– Dọn sạch vôi vữa, bụi bẩn, rêu mốc, xi măng… tồn tại trên bề mặt cần chống thấm.
– Quét 1 lớp mỏng sơn lót Bitum gốc dung môi Polyprime (định mức từ 0.3 – 0.4 lít/m2) trên toàn bộ bề mặt bể cá.
– Dán màng chống thấm tự dính. Chỉ cần bóc vỏ silicon ngoài màng chống thấm ra rồi dán lên bề mặt đã quét sơn lót. Lưu ý: diện tích chồng mí tối thiểu là 5cm, dùng con lăn lăn nhẹ nhàng và đều tay, tránh để xảy ra hiện tượng nhốt bọt khí.